Răng khôn mọc ngầm nhiều khi bạn sẽ không thể biết được cho đến một ngày bạn cảm giác đau buốt, nhức nhối đến tận tủy xương do nhiễm trùng hay áp lực của răng khôn lên răng kế cận, gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng khiến bạn không thể không lo lắng.

>>Tin thêm: niềng răng hô có cần phải nhổ răng không

Răng khôn có tác hại như thế nào?

Đa số chúng ta đều đã một lần trải nghiệm cảm giác đau đớn và những phiền toái mà chiếc răng khôn gây ra. Xét trên phương diện thẩm mỹ và hỗ trợ chức năng ăn nhai, răng khôn được đánh giá là khá “vô dụng”. Không những thế, răng khôn còn có khả năng gây ra những tổn thương và xâm hại đến sức khỏe răng miệng của chúng ta. Sau đây là một số hậu quả mà răng khôn để lại trong thời gian nhú và mọc hoàn thiện.

Gây đau đớn

Sở dĩ mọc răng khôn rất đau đớn vì răng khôn là răng mọc trong cùng hàm vào độ tuổi trưởng thành. Lúc này, cấu trúc xương hàm đã đạt đến mức hoàn thiện và còn rất ít khả năng mở rộng diện tích cho răng khôn. Với kích thước tương đương một chiếc răng hàm, răng khôn sẽ rất dễ mọc lệch hướng, chèn ép nướu và gây đau đớn.

 Răng khôn có tác hại như thế nào?

Hành sốt

Hành sốt là một trong những hiện tượng xảy ra khi mọc răng khôn. Những cơn sốt nhẹ kèm theo cảm giác mệt mỏi, chán ăn sẽ kéo dài trong suốt thời kì mọc răng. Thực hiện bọc răng sứ có đau không?


Tổn thương nướu và gây sâu răng

Răng khôn sẽ chèn ép và làm tổn thương các mô mềm quanh răng khiến nướu bị chảy máu; nặng hơn có thể nhiễm khuẩn và viêm nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, răng khôn mọc nghiêng tựa vào răng bên cạnh sẽ khiến thức ăn dễ bị giắt lại, đây lại là vị trí khó can thiệp vệ sinh nên rất dễ nhiễm khuẩn và gây sâu răng.

Nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không?

Đối với một người bình thường, mọc răng khôn đã gây ra rất nhiều đau đớn và mệt mỏi. Trong trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ. Tuy nhiên đối với phụ nữ đang mang thai, mọi can thiệp phẫu thuật dù là nhỏ nhất cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo cho mẹ và cả cho em bé. Nhưng nếu quá đau, nhổ răng khôn khi mang thai có nguy hiểm không? Như đã nói trên, nhổ răng khôn khi đang mang thai là điều không nên thực hiện vì trong quá trình nhổ răng, cũng có khả năng cao răng bị chảy máu nhiều dẫn đến nhiễm trùng huyết, hoặc chạm đến hệ dây thần kinh gây ảnh hưởng thai nhi.

Làm gì khi mọc răng khôn khi mang thai?

Mọc răng khôn khi mang thai sẽ gấp đôi sự mệt mỏi cho các bà mẹ. Tuy nhiên vì an toàn thai nhi, các bà mẹ không nên dùng thuốc và nhất là tiến hành nhổ răng. Thay vào đó hãy thực hiện một số mẹo giảm sưng đau cũng như cách chăm sóc răng miệng sau đây:

Súc nước muối sinh lý kết hợp dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn.
Dùng mủ đu đủ xanh hoặc dưa leo đắp vào vị trí mọc răng khôn.
Hạn chế rà lưỡi, vập răng mạnh hoặc sờ tay vào vị trí mọc răng khôn.
Không tự ý dùng thuốc kháng sinh hay giảm đau mà không có ý kiến bác sĩ.
Uống nhiều nước và cố gắng duy trì cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn.

(Mỗi bệnh nhân sẽ có kết quả khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Dù có triệu chứng rõ ràng hay không, bạn nên đến phòng khám nha khoa và yêu cầu nha sỹ khám, chẩn đoán những vấn đề đang gặp phải, những tiềm ẩn mà răng khôn của bạn gây ra. Thực tế, nếu trường hợp của bạn cần thiết phải nhổ thì quyết định nhổ răng khôn sẽ là một quyết định khôn ngoan nhất, nếu không bạn sẽ phải hối tiếc khi cơn đau và biến chứng hành hạ mình về sau.

Bài viết được trích nguồn từ: http://gianiengrang.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt
 
Top