Một hàm răng không đều và bị mất không những gây mất thẩm mỹ mà còn gây nên khó khăn trong việc nhai, xé thức ăn, vệ sinh răng miệng cũng gặp nhiều rắc rối. Ngoài ra nó còn gây ra đau dạ dày và viêm amidan… Bạn đã biết hết những tác động của răng xấu tới sức khỏe con người. Ngoài ra, có thể bạn chưa biết cấy ghép implant có đau không

Tác động của răng xấu tới sức khỏe
Ở các nước phát triển tình trạng răng mọc ngược hoặc lệch điều được coi là bệnh lý, còn ở Việt Nam những tình trọng đó là bệnh liên quan tới thẩm mỹ. Việt Nam có tới 90% trẻ em mắc các bệnh về răng miệng.

---Thông tin tham khảo: bọc răng sứ mất bao lâu

Răng mọc không đều vì cung hàm nhỏ hay răng quá lớn, răng mọc chen chúc dẫn tới việc nhai kém và làm cho nụ cười không đẹp. Các bệnh lý về khớp hàm, hàm răng không ổn định, men răng dễ vỡ, hàm răng mòn… đều là bệnh răng miệng cần phải chữa trị.

– Sai khớp cắn: Răng mọc sai lệch ít nhiều sẽ khiến khớp cắn bị sai khác. Như trường hợp hàm hô, móm thì 2 hàm trên dưới khó có thể đối xứng với nhau, trường hợp răng mọc lộn xộn thì 2 hàm lại khó chạm khít vào nhau.

Răng xấu ảnh hưởng tới sức khỏe
Gây áp lực cho quai hàm

– Gây áp lực cho quai hàm: Nhiều người thường có hàm răng trên hoặc hàm dưới hơi bị hô quá nhiều về phía trước. Cả hai điều này đều có thể có hại cho hàm răng và dẫn đến căng thẳng trong quai hàm, khiến bạn khó khăn trong các hoạt động nhai, cắn. Thậm chí bạn có thể bị cắn vào bên trong các mô ở bên kia hàm. Điều này cũng có thể gây tổn hại xương.

– Cản trở quá trình nhai, cắn: Răng cong hoặc lệch có thể gây khó khăn cho quá trình cắn và nhai các thực phẩm. Khi răng đang khấp khểnh, nhô ra, bạn có thể không cắn hay nhai thức ăn một cách chính xác và bình thường được. Điều này có thể dẫn đến các các tổn thương lớn ở hàm và thậm chí gây ra đau đầu, đau lưng, thậm chí có thể dẫn đến rối loạn dạ dày.

– Tạo điều kiện cho các bệnh lý răng miệng: Với những trường hợp răng mọc lộn xộn thì những chiếc răng bị che khuất sẽ tạo nên nhưng khe răng làm thức ăn dễ bị dắt vào trong này, việc vệ sinh răng miệng cũng gặp nhiều khó khăn. Về lâu dài, mảng bám và vi khuẩn dễ hình thành và tấn công gây ra các bệnh lý răng miệng.

– Ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ: Việc răng mọc một cách “không tổ chức”, lộn xộn khiến hầu như sự tự tin của con người giảm sút. Một khuôn mặt sẽ không thể nào gây được thiện cảm với một hàm răng cái chìa, cái vẩy hoặc hô, móm.

Phương pháp khắc phục tình trạng răng xấu
Hiện nay, bệnh lý răng miệng thường gặp nhất là răng mọc không đều, thò ra thụt vào. Ở bệnh lý này người ta thường phải chỉnh răng theo hai cách: Chỉnh răng cấp cứu và chỉnh từ từ.

– Chỉnh răng cấp cứu là chỉnh nha đối với những bệnh liên quan tới khớp cắn ngược, đây là bệnh liên quan tới cấu tạo của hàm và cần phải chỉnh ngay hoặc đợi răng thay xong mới chỉnh.

– Chỉnh răng từ từ là chỉnh những răng sai lệch, mọc mọc lung tung, không vào hàng với nhau.

Việc chỉnh răng cần thực hiện đúng, cẩn thận nếu không răng sẽ bị hỏng, chân răng lỏng dễ rụng. Có nhiều trường hợp chỉnh răng sai khiến cho răng chết tủy, đổi màu, hàm răng tê buốt và không thể khôi phục lại được như ban đầu.

Với các cháu bé phải kẹp hàm, do các răng của trẻ còn non, phải di chuyển hết sức chậm chạp, nắn lệch vẹo nhiều lần. Về lứa tuổi chỉnh răng tốt nhất, theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ – AAO, chỉnh hình răng hàm mặt là khi các răng vĩnh viễn đã mọc, ở lứa tuổi 10 – 12 tuổi. Trẻ ở tuổi này xương hàm đang phát triển, rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp.

Tuy nhiên, để việc chỉnh răng được chính xác, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám răng 3 – 6 tháng/lần (kể từ khi đã có răng cửa). Với một số trường hợp sẽ được giải quyết sớm, không cần phải chờ đến khi rụng hết răng sữa vì lúc đó sự lệch lạc răng sẽ trầm trọng hơn.
Bài viết trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
TG: NH
 
Top