Trám răng được áp dụng nhắm khắc phục tình trạng răng bị hư hỏng, sứt mẻ, gãy vỡ ở mức độ nhẹ do sâu ăn hoặc do các tác động bên ngoài. Trám răng được thực hiện theo quy trình chuẩn đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả phục hình răng tối ưu. Bên cạnh giúp bạn khắc phục các nhược điểm trên răng, trám răng còn giúp bảo vệ chức năng răng và ngăn chặn bệnh lý lây lan qua các răng khác, bảo vệ răng miệng khỏe mạnh.

Trám răng là gì?

Trám răng là phương pháp sử dụng vật liệu trám Amalgam, composite, Cement...trong các trường hợp răng sâu, nứt, vỡ. Trong các loại vật liệu dùng để trám răng thì composite là phổ biến nhất hiện nay vì tính thẩm mỹ cao không như vật liệu amalgam trước đây composite có nhiều loại màu sắc được nha sĩ lựa chọn sao cho phù hợp với răng của bệnh nhân.

Các trường hợp áp dụng trám răng

Trám răng cho những trường hợp nào?

Răng bị hỏng do sâu răng: Trám răng sâu phục hình lại phần mô răng đã mất của răng, bảo vệ răng tránh lẫy nhiễm sang răng bên cạnh. Đối với sâu răng sữa ở trẻ nhỏ nha sĩ thường chọn vật liệu GIC vì tính chất ưa nước nên GIC thích hợp với các xoang trám khó cô lập như trong trường hợp các bé.
Răng bị mòn chân răng

Việc mòn cổ răng lâu dài có thể gây ê buốt, khó chịu khiến hàm răng thiếu thẩm mỹ và đôi khi gây chết tủy răng do khoảng cách từ cổ răng đến buồng tủy ngắn. Do dó trám răng giúp ngăn ngừa tình trạng mòn cổ răng gây ảnh hưởng đến tủy răng, tái tạo vẻ đẹp cho hàm răng của bạn.

Áp dụng trám răng theo vật liệu khách hàng lựa chọn
Thay đổi miếng trám răng: So sánh chức năng, một miếng trám Amalgam vẫn tốt như miếng trám composite. Tuy nhiên miếng trám Amalgam không có tính thẩm mỹ. Do đó nếu bệnh nhân có nhu cầu về thẩm mỹ có thể thay thế bằng miếng trám composite với ưu điếm có màu sắc trùng với màu răng.

Trám răng phòng ngừa cho trẻ em: Sealant phòng ngừa dành chủ yếu cho các bé, các răng cối có trũng rãnh sâu, dễ đọng mảng bám thức ăn và khó làm sạch. Trám phòng ngừa ít khi dùng cho người lớn, vì nguyên tắc bảo tồn mô răng thật là ưu tiên.

Quy trình trám răng thực hiện như thế nào?

Bước 1: Thực hiện thăm khám để kiểm tra sức khỏe răng miệng và chụp X-quang để xác định chính xác bệnh lý về răng, vị trí cần trám.

Bước 2: Lựa chọn trám amalgam hoặc composite theo nhu cầu và tình trạng răng cần trám của bệnh nhân. 

Bước 3: Bôi keo dính nha khoa lên miếng dán trám răng. Sau đó tiến hành đặt vật liệu trám lên răng bằng dụng cụ nha khoa và điều chỉnh miếng trám sao cho hài hòa với răng.

Kết quả trám răng tùy thuộc vào từng chất liệu và tình trạng răng miệng
Bước 4: Cuối cùng là chiếu ánh sáng laser lên miếng trám để đông cứng lại. Sau khi hoàn thành trám răng, nha sĩ hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà, đồng thời hẹn lịch tái khám để kiểm tra một lần nữa sức khỏe răng miệng.

Với mỗi cơ địa và tình trạng răng miệng khác nhau, nha sĩ sẽ có chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Để điều trị nhanh chóng, an toàn và hiệu các bệnh lý về răng miệng, bạn vui lòng trực tiếp đến trung tâm nha khoa để được thăm khám, tư vấn điều trị.
 
Top