Cầu răng sứ là giải pháp trồng răng giả, giúp lấp đầy khoảng trống răng bị mất trên cung hàm. Để làm cầu răng, chúng tôi sẽ thực hiện mài 2 răng bên cạnh răng đã mất để làm trụ cầu. Chính vì phải mài răng nên nhiều người băn khoăn làm cầu răng sứ có tốt không?
Bài viết liên quan: bọc răng sứ có bền không
Ưu điểm của cầu răng toàn sứ |
Ưu điểm của cầu răng toàn sứ
Cầu răng toàn sứ sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:
Tính thẩm mỹ cao
Đây là ưu điểm răng toàn sứ khiến nhiều người lựa chọn để bọc sứ thẩm mỹ vì răng có màu sắc, hình dáng không khác gì răng thật, giúp mang đến hàm răng đều đẹp. Đặc biệt, răng sứ có màu sắc sáng trong, không bị phản quang khi có ánh sáng chiều vào trực tiếp. Vì cấu tạo từ sứ nguyên chất nên tuyệt đối an toàn, thích ứng với cơ địa và không xảy ra tình trạng đen viền nướu như răng sứ kim loại sau một thời gian sử dụng.
Phục hồi chức năng ăn nhai
Nếu muốn khắc phục những khuyết điểm như răng sứt mẻ lớn, sâu lớn… của răng thật thì răng toàn sứ là sự lựa chọn rất phù hợp. Bởi răng toàn sứ được đánh giá cao về phục hồi hiệu quả ăn nhai, có khả năng chịu lực, chịu nén, chịu uốn cong rất cao. Sau khi phục hình răng toàn sứ này, bạn có thể lấy lại cảm giác ngon miệng như trước đây.
Độ bền cao
Một ưu điểm của cầu răng toàn sứ không thể nhắc tới là độ bền cao. Răng toàn sứ có độ bền lên đến 20 năm, thậm chí nếu biết cách chăm sóc răng miệng tốt, khoảng thời gian này có thể tăng lên đáng kể.
An toàn lành tính
Cấu tạo của răng toàn sứ đã nói lên tất cả về ưu điểm răng toàn sứ sự an toàn, thích ứng với cơ thể. Răng toàn sứ không gây ra các phản ứng phụ, hay bất kì dị ứng nào nên khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng.
Các loại cầu răng sứ hiện nay
Hiện nay, cầu răng sứ được chia thành ba loại: cầu răng truyền thống, cầu răng dán và cầu răng nhảy.
Cầu răng sứ truyền thống
Cấu tạo của cầu răng sứ truyền thống bao gồm ít nhất 2 mão sứ ở 2 đầu khoảng mất răng, nằm giữa là răng giả (được sử dụng để thay thế cho răng mất). Sơ nét về kỹ thuật thực hiện, đầu tiên, bác sĩ sẽ mài đi một bộ phận men răng bên ngoài các răng thật kế cận vị trí răng mất để làm trụ răng. Sau đó gắn cầu răng sứ lên trên để hoàn tất ca phục hình.
Cầu răng sứ có cánh dán
Cầu răng toàn sứ có cánh dán có cấu tạo gồm hai phần: răng giả và một dãi kim loại (gọi là cánh dán).
Trong đó, răng giả sẽ được dán vào các răng thật ở hai bên khoảng mất răng bởi cánh dán. Để đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng, các cánh dán sẽ được dán vào mặt trong của răng. Cầu răng sứ có cánh dán thường được chỉ định để phục hình cho răng cửa và ranh nanh. Với điều kiện là các răng được sử dụng để làm trụ phải còn khỏe mạnh, cứng chắc và không có miếng trám lớn.
Cầu răng sứ nhảy
Cầu răng sứ nhảy thường được chỉ định cho những răng cần phục hình ít phải chịu tác động của lực nhai, thích hợp với nhóm răng cửa. Kỹ thuật thực hiện cầu răng sứ nhảy cũng tương tự như cầu răng sứ truyền thống, nhưng trụ răng chống đỡ cho cầu sứ chỉ có nằm ở 1 bên của khoảng mất răng.
Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề ưu điểm của cầu răng toàn sứ mà bạn thắc mắc. Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp và nắm thêm nhiều kinh nghiệm giúp ích cho quá trình phục hình răng của mình.
Bài viết được trích nguồn tại: https://lamdepmuidl.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT