Chỉnh nha là một điều trị đặc biệt, không chỉ vì nó làm thay đổi “một cách kỳ diệu” vẻ thẫm mỹ, chức năng của bệnh nhân mà nó còn là sự gắn kết đặc biệt về giao tiếp xã hội giữa bệnh nhân và bác sỹ. Quan tâm đến các vấn đề của bệnh nhân, không chỉ thực thể mà còn về mặt tâm lý, đó là giải pháp căn bản nhất cho mọi sự khó chịu mà chỉnh nha mang đến. Ngoài những bất tiện về thẫm mỹ, giao tiếp xã hội trong quá trình chỉnh nha, đau là một cảm giác tồn tại, có thực và luôn khiến bệnh nhân lo lắng.

Niềng răng có đau không?

Thế nhưng, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự ra đời của nhiều phương pháp và kỹ thuật tiên tiến đã xóa bỏ nỗi lo ngại đó. Những phương pháp mới đều chú trọng việc mang lại cảm giác thoải mái cho khách hàng, không gây đau cho họ trong quá trình mang mắc cài hoặc khay niềng răng, đồng thời cũng nâng cao tốt nhất tính thẩm mỹ của thiết kế niềng răng.

Sau khi niềng răng, răng và lợi có thể đau nhức trong thời gian ngắn, khoảng từ 3 -5 ngày, lâu hơn là hơn một tuần khi gắn mắc cài. Bạn cần thời gian để làm quen với những mắc cài gắn vào răng, để làm nhiệm vụ thầm lặng là tạo lực ép lên răng, giúp răng di chuyển về vị trí cân đối. Lực tác động này đôi khi cũng làm chúng ta đau nhức trong thời gian đầu khi chưa quen với nó. Thậm chí, cả môi và má, lưỡi của chúng ta cũng sẽ bị kích thích. bọc răng sứ cho răng thưa là gì?

Giảm đau khi niềng răng

Giảm đau khi niềng răng

Những triệu chứng trên là vấn đề bình thường khi niềng răng, nên bạn không cần lo lắng quá nhiều. Để giải quyết nó, bạn nên giảm đau khi niềng răng theo nhiều cách thức khác nhau do bác sĩ tư vấn. Nếu đau nhẹ, bạn chỉ cần súc miệng bằng nước muối, nước muối loãng sẽ làm giảm cơn đau nhức cho bạn. Đồng thời cũng cần tránh những thức ăn kích thích như thực phẩm cay nóng sẽ làm bạn tăng cơn đau, bạn chỉ nên chọn lựa thức ăn mềm như cháo, súp.

(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Bên cạnh đó, trong trường hợp đau nhức kéo dài, đau nặng hơn, bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp của thuốc giảm đau khi niềng răng, nhưng không nên lạm dụng thuốc giảm đau và phải uống dưới sự tư vấn và hỗ trợ của bác sĩ.

Nếu đau nhức kéo dài hơn và thường xuyên, có thể do bạn đã được niềng răng không đúng cách. Nhiều người lựa chọn sai cơ sở niềng răng, tay nghề bác sĩ chưa tốt, nên khi gắn các mắc cài quá chật, mắc cài tạo ra lực quá mạnh làm tổn thương mô, đau răng, nặng hơn còn làm suy yếu răng. Gặp phải hiện tượng này, bạn nên tới khám ngay tại phòng nha để kịp thời được điều trị và chỉnh sửa, tránh những sự cố đáng tiếc sau này.

Việc đánh răng và giữ gìn vệ sinh sau khi niềng răng cũng rất quan trọng để không làm răng bị đau nhức bởi các mắc cài. Khi chải răng, đặt bàn chải trên phần thân răng tiếp giáp với lợi, xoay tròn những vòng nhỏ. Sau đó, đẩy lông bàn chải luồn bên dưới dây theo ở phía trên và dưới mắc cài. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên vệ sinh mắc cài hoặc khí cụ chỉnh nha thường xuyên bằng bàn chải, nhất là vùng tiếp xúc răng và mắc cài để tránh mọi viêm nhiễm làm tổn hại răng.

Bài viết được trích nguồn tại: http://gianiengrang.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
Tg: Ngavvt
 
Top