Bệnh sâu răng thực chất là sự tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá chất vô cơ (tinh thể can-xi) của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra. Hậu quả là sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, tủy chết, viêm quanh cuống răng, áp xe quanh cuống răng, sâu răng có thể làm vỡ răng, sâu răng làm giảm thẩm mỹ, gây hôi miệng, ảnh hưởng đến giao tiếp. Đây là cách điều trị và phòng ngừa sâu răng mà nha khoa Đăng Lưu hướng dẫn.
Điều trị và phòng ngừa sâu răng
Sâu răng ở trẻ em

Điều trị và phòng ngừa sâu răng


Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh sâu răng và nguyên nhân chủ yếu nhất do 3 yếu tố : vi khuẩn, đường (trong thức ăn) và thời gian. Các đối tượng có nguy cơ bị bị sâu răng sớm bao gồm trẻ thường xuyên dùng các thức uống, thức ăn có đường, có cha mẹ hoặc các anh chị em ruột bị sâu răng, trẻ có dị dạng ở răng...

Điều trị và phòng ngừa sâu răng
Cách điều trị sâu răng phổ biến nhất là hàn răng, cần nạo sạch ngà vụn, sát khuẩn lỗ sâu và hàn kín. Trong một số trường hợp răng sâu nặng, không thể hàn được thì phải nhổ.
> Thông tin nha khoa: răng sứ titan giá bao nhiêu
Để phòng bệnh, mọi người cần phải đánh răng ngay sau khi ăn hoặc ít nhất 2 lần/ ngày, đặc biệt là đánh răng trước khi đi ngủ. Đánh răng đúng cách là việc quan trọng để làm sạch toàn bộ các răng dùng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới.

Nên cầm bàn chải quay 45o về phía lợi, chải kỹ rìa lợi và cổ răng. Bạn nên dùng kem đánh răng có fluor và canxi có tác dụng làm cho men răng cứng hơn, do vậy chống đỡ với vi khuẩn và axít tốt hơn.

Đối với các kẽ răng có giắt thức ăn mà bàn chải không chải hết được có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.

Cách sử dụng như sau: Bạn lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 40cm, quấn chặt vào hai đầu ngón tay giữa cho tới khi cách nhau 10cm, dùng hai ngón trỏ căng sợi chỉ, dùng ngón trỏ trái hoặc phải ấn sợi chỉ vào kẽ răng còn dắt thức ăn, kéo ngang 1cm, thức ăn sẽ ra theo sợi chỉ.

Những người bị tụt lợi dẫn đến hở cổ và chân răng nhiều và thưa răng cần dùng thêm bàn chải kẽ răng để làm sạch mặt tiếp giáp giữa các răng. Những răng mọc lệch lạc cần được chỉnh cho đúng vị trí vì răng mọc lệch bị bám thức ăn nhiều hơn làm tăng nguy cơ sâu răng. Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện răng sâu và chữa kịp thời.

Bạn có thể đến trực tiếp tại trung tâm nha khoa Đăng Lưu để được hỗ trợ thăm khám hoặc tư vấn miễn phí về các vấn đề răng hàm mặt như: niềng răng móm như thế nào, mặt dán sứ 3d veneer, cấu tạo implant như thế nào, niềng răng không mắc cài có hiệu quả không, vì sao nên cấy ghép implant khi tiêu xương, chữa nha chu có hiệu quả không, khi nào thì nên niềng răng, tiểu phẫu răng khôn mọc lệch có đau không, nhổ răng sâu có bị sưng không, invisalign giá bao nhiêu tiền, kỹ thuật trồng răng implant như thế nào,…Bạn sẽ có một lượng kiến thức nha khoa hữu ích và một sự trải nghiệm thú vị!


Bài viết được trích nguồn tại: http://niengrangkhongmaccai.org
Thông tin liênhệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
 
Top