Răng khôn mọc dưới lợi hay răng khôn mọc ngầm là trường hợp không hiếm gặp. Bởi quá trình mọc răng khôn luôn đem lại những phiền toái cho người bệnh, là những chiếc răng được xem là cứng đầu và khó điều trị nhất trên cung hàm. Vậy, răng khôn mọc dưới lợi gây ảnh hưởng gì? Khắc phục ra sao? Cùng theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời. 

Răng khôn mọc dưới lợi-1
Răng khôn mọc ngầm*

Thế nào là răng khôn mọc dưới lợi?

Đây là chiếc răng cối thứ 3, mọc cuối cùng trên cung hàm, ở độ tuổi trưởng thành. Vì độ tuổi này xương hàm và răng đã phát triển ổn định nên chúng sẽ có xu hướng mọc ngầm, mọc lệch,...do cung hàm không đủ chỗ. 

Tuy nhiên, vẫn có một số ít người may mắn sở hữu những chiếc răng khôn mọc thẳng, mọc ngay ngắn. Trường hợp này thường sẽ không gây đau nhức, không gây khó chịu nên nhiều người thường không có ý định loại bỏ răng khôn mọc thẳng. Những trường hợp có răng khôn mọc dưới lợi thì ngược lại, cơn đau nhức sẽ thường xuyên và gia tăng mức độ, thậm chí khi bị viêm nhiễm sẽ rất khó khăn lúc ăn uống. 

Răng khôn mọc dưới lợi-2
Răng mọc ngầm gây sưng nướu, đau nhức*

Biến chứng của răng khôn mọc dưới lợi

Một số biến chứng mà răng khôn mọc ngầm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn có thể kể đến như:

- Viêm nhiễm: Khi răng khôn mọc dưới lợi, phần thân răng bị che phủ làm răng khôn không mọc lên hết được. Khi đấy sẽ dẫn đến tình trạng viêm, sưng đỏ, sưng vùng má. Đôi khi có thể bị chảy mủ tại vị trí mọc răng. Gây nhiều khó khăn khi nhai nuốt, há miệng, thậm chí có thể gây sốt vài ngày khi biến chứng trở nặng.

- Ảnh hưởng răng kế cận: Răng số 7 nằm kế bên răng khôn giữ vai trò quan trọng trong ăn nhai. Khi răng khôn mọc ngầm, mọc lệch sẽ tạo ra khe hở giữa 2 răng, thức ăn bị nhồi nhét vào khe hở khiến việc vệ sinh khó khăn, vi khuẩn cũng vì thế mà phát triển dẫn đến sâu răng. Răng khôn bị sâu se ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bạn.

- Gây xô lệch răng: Đây là biến chứng thường thấy nhất khi mọc răng khôn. Vì khi răng khôn mọc lên không đúng hướng, chúng sẽ có khả năng đẩy những răng phía trước lệch khỏi vị trí ban đầu. Điều này khiến hàm răng chúng ta trở nên xấu đi và ảnh hưởng đến quá trình nhai nuốt.

Răng khôn mọc dưới lợi-3
Nhổ bỏ răng khôn*

Xử lý răng khôn mọc dưới lợi

Đa số các trường hợp răng khôn mọc dưới lợi đều được chỉ định nhổ bỏ. Vì chiếc răng này không có chức năng gì trên cung hàm cũng như gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trường hợp răng khôn mọc thẳng bình thường vẫn có thể nhổ bỏ nếu hàm đối diện không có răng ăn khớp. Khi đó, răng khôn sẽ trồi xuống, tạo bậc thang giữa răng khôn và răng số 7, là nguyên nhân gây sâu răng hàng đầu.

Tuy nhiên, một số trường hợp sau cần lưu ý việc nhổ răng và hỏi ý kiến của nha sĩ:

- Khi bạn đang trong ngày đầu kinh nguyệt.

- Khi bạn đang trong tình trạng sức khỏe kém

- Bản thân đang trong quá trình điều trị các bệnh lý khác. Đặc biệt là các bệnh về tim mạch, thận và máu.

Nhổ răng khôn thường được thực hiện lúc sức khỏe bệnh nhân tốt nhất, trước khi nhổ răng sẽ được gây tê giúp giảm cảm giác đau nhức trong quá trình thực hiện. Bác sĩ sẽ sát khuẩn vùng cần nhổ răng và tiến hành rạch nướu để bóc tách răng khôn ra khỏi ổ răng. 

Răng khôn mọc dưới lợi sau khi nhổ bỏ cần chăm sóc răng miệng đúng cách để giúp vết thương nhanh lành, hạn chế được nhiễm trùng. Để nhổ răng an toàn, bạn nên đến nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi để thực hiện.

 
Top